Cũng đã xuất hiện khá lâu, nhưng không được nhiều người biết tới, Tor Browser là trình duyệt "siêu bảo mật" mà thường chỉ có hacker mới sử dụng. Được coi là 1 trong những trình duyệt ẩn danh tốt nhất, Tor Browser đảm bảo sự an toàn cho người dùng, các trang web sẽ không thể theo dõi và thu thập thông tin từ người dùng.
Cần phải nhắc lại, đây không phải dạng trình duyệt hướng tới người dùng phổ thông, và bản thân tôi cũng gần như phát điên khi trải nghiệm nó lần đầu tiên. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn không phải "một người bình thường", Tor Browser trở thành một chiếc áo tàng hình như trong Harry Porter vậy.
Ấn tượng đầu tiên về Tor ... giống Firefox quá. Và đúng như thế, trong thư mục cài đặt của Tor Browser, file ứng dụng của nó được đặt tên là "firefox". Như vậy, Tor thực chất là một phiên bản "siêu bảo mật" được xây dựng dựa trên trình duyệt Firefox.
Dưới đây là giao diện "Chào mừng" của Tor Browser, may mắn, vì dựa trên Firefox nên trình duyệt này cũng có sẵn ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp quá trình tìm hiểu nó dễ dàng hơn.
Bản thân tôi không phải đối tượng có quá nhiều thứ cần bảo mật, nên cảm thấy khá bối rối khi nhìn vào các mức bảo mật của trình duyệt này. Có 4 mức khác nhau, và tôi chỉ dám chọn mức bảo mật thấp nhất, bởi nhà phát triển cho biết đây là mức mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Lựa chọn mức bảo mật thấp nhất, vừa đủ dùng mà vẫn có trải nghiệm tốt.
Nghe chưa đủ độ tin tưởng đúng không? Tor Browser thậm chí còn khuyến cáo người dùng không nên sử dụng trình duyệt ở chế độ toàn màn hình. Theo lý giải, điều đó có thể khiến các trang web biết được tỉ lệ màn hình của bạn, từ đó đoán được bạn là ai và điều đó cũng gây ra không ít rắc rối.
Trình duyệt khuyến cáo người dùng không nên sử dụng ở chế độ toàn màn hình.
Tính năng bảo mật nằm hầu hết ở "củ hành" cạnh thanh địa chỉ của Tor Browser. Tại đây, chúng ta có một vài các tùy chọn liên quan tới cài đặt riêng tư cũng như khả năng chuyển đổi IP của trình duyệt này. Như trong hình dưới, thấy rõ khi truy cập tới địa chỉ Genk.vn, Tor Browser đã đưa tôi đi qua Hoa Kỳ, Đức và cả Thụy Điển rồi mới quay về trang GenK ... ở Việt Nam.
Về cơ bản, các công năng như lướt web, đọc báo, xem video đều hoạt động tốt, tuy nhiên chậm vô cùng. Tôi suýt phát điên vì tốc độ của nó, nó chậm hơn vài chục lần so với Chrome hay Firefox thông thường, nó còn chậm hơn nhiều so với Internet Explorer.
Xem YouTube bình thường, video load khá nhanh.
Tuy nhiên, nó cũng không tiện dụng cho lắm, ít nhất là với 1 thanh niên bình thường như tôi. Cụ thể, việc chuyển IP qua các quốc gia khác khiến tôi khó khăn hơn khi truy cập một số trang web tại Việt Nam. Điều này có nghĩa mấy trang web quốc tế như Facebook, YouTube hay Soundcloud vào rất dễ dàng, duy có Google bị chuyển sang Tiếng Pháp.
Vào một trang trong nước phải xác nhận qua mã CAPTCHA.
Thử nghiệm với 1 số trang web tại Việt Nam như Hayhaytv hay HDViet, mọi thứ khó khăn hơn nhiều. Gần như không có cách nào để vào HDViet, còn Hayhaytv thì yêu cầu tôi gõ một loạt captcha trước khi khi cho truy cập. Một số người dùng nước ngoài cũng cho biết họ gặp khó khăn khi vào các trang web quốc tế là Netflix hay Amazon.
Đã cố gắng đổi dải IP nhiều lần nhưng vẫn không có cách nào truy cập đc vào 1 trang xem phim trực tuyến là HDViet.
Rõ ràng dùng Tor Browser với một người dùng Internet bình thường là quá mệt mỏi, bạn bị ngăn cản vào trang web này, cấm vào trang web nọ cùng với tốc độ rùa bò và các tính năng bảo mật không phải ai cũng cần. Nhưng chưa hết, đây là trình duyệt mà các hacker vẫn thường sử dụng, nhiều đối tượng tội phạm cũng dùng Tor Browser như một cánh cổng để vào thế giới "deepweb" ẩn chứa những thương vụ làm ăn phi pháp.
Đây là những đối tượng mà Tor Browser hướng tới.
Nguồn genk.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét