Bạn đang học lập trình, vậy bạn nghĩ về một chương trình máy tính như thế nào?
Một chương trình máy tính có thể xem như một tác phẩm (như bài báo, một câu truyện, một cuốn tiểu thuyết, …) bởi vì nó được đọc bởi bạn (có thể bây giờ, mà cũng có thể là 10 năm sau!), và bởi những lập trình viên khác sau bạn (để phát triển, sửa chửa, cập nhật, …). Chính vì lẽ đó, một chương trình máy tính nên đáp ứng cả 3 yêu cầu sau: đúng, dễ đọc và dễ hiểu.
Mục tiêu của bài này là cung cấp cho bạn:
1. Một tập hợp các chuẩn trình bày chương trình thông dụng.
2. Một thói quen để từ đó bạn có một phong cách lập trình tương đối chuyên nghiệp.
Tuy nhiên,bài này không có tham vọng đề cập đến toàn bộ các khía cạnh của một phong cách lập trình. Nó chỉ nói đến những gì cần thiết để cho bạn, một sinh viên, khi chưa tìm được một phong cách phù hợp tạo được những thói quen tốt ngay từ đầu.
II. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi lập trình:
A. Trình bày tổng thể chương trình:
1. Môđun hóa chương trình của bạn
Chương trình của bạn nên được tách thành nhiều môđun, mỗi môđun thực hiện một công việc và càng độc lập với nhau càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn dễ bảo dưỡng chương trình hơn và khi đọc chương trình, bạn không phải đọc nhiều, nhớ nhiều các đoạn lệnh nằm rải rác để hiểu được điều gì đang được thực hiện.
Khi muốn chuyển thông tin cho các chương trình con, bạn nên sử dụng các tham số. Tránh sử dụng các biến toàn cục để chuyển thông tin giữa các chương trình con. làm như vậy bạn sẽ triệt tiêu tính độc lập giữa các chương trình con và rất khó khăn khi kiểm soát giá trị của chúng khi chương trình thi hành. (Chú ý, bạn nên phân biệt giữa biến toàn cục và hằng số toàn cục)
2. Cách trình bày chương trình nên nhất quán
Chương trình của bạn càng nhất quán, thì nó sẽ càng dễ đọc và dễ hiểu. Hơn nữa, bạn sẽ càng mất ít thời gian nghĩ về cách viết chương trình, và như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nghĩ về các vấn đề cần giải quyết.
3. Chương trình nên giữ được tính đơn giản và rõ ràng trong hầu hết các tình huống.
Việc sử dụng các mẹo lập trình chỉ thể hiện sự khéo léo của lập trinh viên và làm tăng hiệu quả chương trình lên một chút, trong khi điều đó sẽ đánh mất đi tính đơn giản và rõ ràng của chương trình.
Ví dụ:
Một chương trình máy tính có thể xem như một tác phẩm (như bài báo, một câu truyện, một cuốn tiểu thuyết, …) bởi vì nó được đọc bởi bạn (có thể bây giờ, mà cũng có thể là 10 năm sau!), và bởi những lập trình viên khác sau bạn (để phát triển, sửa chửa, cập nhật, …). Chính vì lẽ đó, một chương trình máy tính nên đáp ứng cả 3 yêu cầu sau: đúng, dễ đọc và dễ hiểu.
Mục tiêu của bài này là cung cấp cho bạn:
1. Một tập hợp các chuẩn trình bày chương trình thông dụng.
2. Một thói quen để từ đó bạn có một phong cách lập trình tương đối chuyên nghiệp.
Tuy nhiên,bài này không có tham vọng đề cập đến toàn bộ các khía cạnh của một phong cách lập trình. Nó chỉ nói đến những gì cần thiết để cho bạn, một sinh viên, khi chưa tìm được một phong cách phù hợp tạo được những thói quen tốt ngay từ đầu.
II. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi lập trình:
A. Trình bày tổng thể chương trình:
1. Môđun hóa chương trình của bạn
Chương trình của bạn nên được tách thành nhiều môđun, mỗi môđun thực hiện một công việc và càng độc lập với nhau càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn dễ bảo dưỡng chương trình hơn và khi đọc chương trình, bạn không phải đọc nhiều, nhớ nhiều các đoạn lệnh nằm rải rác để hiểu được điều gì đang được thực hiện.
Khi muốn chuyển thông tin cho các chương trình con, bạn nên sử dụng các tham số. Tránh sử dụng các biến toàn cục để chuyển thông tin giữa các chương trình con. làm như vậy bạn sẽ triệt tiêu tính độc lập giữa các chương trình con và rất khó khăn khi kiểm soát giá trị của chúng khi chương trình thi hành. (Chú ý, bạn nên phân biệt giữa biến toàn cục và hằng số toàn cục)
2. Cách trình bày chương trình nên nhất quán
Chương trình của bạn càng nhất quán, thì nó sẽ càng dễ đọc và dễ hiểu. Hơn nữa, bạn sẽ càng mất ít thời gian nghĩ về cách viết chương trình, và như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nghĩ về các vấn đề cần giải quyết.
3. Chương trình nên giữ được tính đơn giản và rõ ràng trong hầu hết các tình huống.
Việc sử dụng các mẹo lập trình chỉ thể hiện sự khéo léo của lập trinh viên và làm tăng hiệu quả chương trình lên một chút, trong khi điều đó sẽ đánh mất đi tính đơn giản và rõ ràng của chương trình.
Ví dụ:
a[i++] = 1;
nên được viết là:
a[i] = 1;
i++;
Hoặc:
if (doSomeThing() == false) …
nên được viết là:
bool result = doSomeThing();
if (result == false) …
4. Mã lệnh mà bạn viết phải thể hiện đúng cấu trúc chương trình của bạn.
Ví dụ:
Dòng lệnh:
if (count == 0) printf(``No data.n'');
nên được viết là:
if (count == 0)
printf(``No data.n'');
Và như vậy, theo bạn, dòng lệnh sau có thể hiện đúng cấu trúc chương trình không?
if (count != 0)
printf(``%dn'', count);
average = total/count;
5. Chương trình của bạn nên thực hiện như một dòng chảy từ trên xuống dưới, không nên có những thay đổi bất chợt. Để có được điều này, bạn không nên sử dụng goto hay continue. vv
nguồn: vhlong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét