Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt, tùy chỉnh và sử dụng hệ điều hành Kubuntu 14.04, giúp các bạn dễ dàng làm quen và sử dụng hiệu quả bản phân phối này. Mình mong rằng qua bài viết này, Linux sẽ trở nên thân thiện và gần gũi với các bạn hơn! Rất mong sự ủng hộ từ các bạn. Mọi thắc mắc về Kubuntu xin vui lòng Comment tại topic này để được giải đáp!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để chuyển nhanh đến phần mục mình muốn bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và Copy tiêu đề phần mục cần xem vào.
>>> Theo dõi Topic để liên tục nhận được bài viết mới <<<
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
>>> Theo dõi Topic để liên tục nhận được bài viết mới <<<
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*) Giới thiệu ngắn gọn Kubuntu 14.04: Là một bản phân phối của Linux được làm dựa trên Ubuntu và có giao diện mặc định là KDE (thay vì Unity của Ubuntu). Trong hệ sinh thái Linux thì Kubuntu là một trong những Distro được mình yêu thích nhất. Thừa kế sự ổn định của Ubuntu và phong cách cực chất của giao diện KDE, Kubuntu thực sự đem lại cho người dùng những trải nghiệm hết sức thú vị và “không lẫn vào đâu được”.
Phiên bản Kubuntu mới nhất hiện tại là bản Kubuntu 14.04 LTS (các phiên bản mới sẽ được cập nhật đều đặn tại topic này)
*) Tôi có thể làm được gì với Kubuntu 14.04?
Mọi người thường cho rằng Linux "khô khan, khó dùng và thiếu đủ thứ", vậy mình sẽ chứng minh điều đó là sai!
- Duyệt web? Bạn có Firefox, Chrome, 2 trình duyệt hàng đầu thế giới.
- Xử lí các tác vụ văn phòng? Kingsoft Office, Libre Office đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Có bạn hỏi: Microsoft Office 2013 tốt hơn nhiều so với mấy bộ office kia chứ? Ẹc, vậy mình xin trả lời thế này: Nó tốt hay không không quan trọng bằng mọi người có dùng nó hay không. Công ti, văn phòng, trường học vẫn dùng office 2003 - 2007 là chủ yếu, bởi chuyển lên MS Office 2013 phát sinh rất nhiều rắc rối, và như thế thì Libre, Kingsoft thừa sức đáp ứng được nhu cầu của dân văn phòng. Nếu như MS Office 2013 có lên ngôi thì theo phản xạ có điều kiện, một bộ office mới cho Linux cũng sẽ xuất hiện nên ko lo nhé.
- Nghe nhạc, xem phim? >>> VLC media player!
- Xử lí ảnh: bạn có GIMP - trình chỉnh sửa ảnh đa nền tảng, và Krita - trình chỉnh sửa ảnh hàng đầu cho KDE. Bạn tiếp tục thắc mắc "chúng tuổi gì với Photoshop" thì mình lại bày tỏ quan điểm tiếp nhé: Hơn hay thua thì ảnh hưởng gì, bởi ta chả bao giờ dùng hết tính năng của một phần mềm. Xài làm sao để đáp ứng được nhu cầu bản thân là ok thôi, đâu phải dùng một phần mềm đồ sộ có những tính năng mà ta sẽ không bao giờ dùng đến? Dùng GIMP, Krita mà biết khai thác mọi tính năng của nó còn hơn dùng Photoshop mà không crop nổi cái ảnh. Thế nhé.
- Chơi game: Hai chữ thôi: Steam và Wine (wine chạy app hay bị lỗi nhưng chạy game thì rất nuột).
- Phần mềm chuyên môn: Có một số chuyên môn mà Linux không đáp ứng được nhưng mà tiếc là... Linux được thiết kế không phải cho các ngành nghề đấy Trong khi đó, có rất rất rất nhiều thứ mà mãi mãi chỉ có Linux mới có mà thôi!!!
- Duyệt web? Bạn có Firefox, Chrome, 2 trình duyệt hàng đầu thế giới.
- Xử lí các tác vụ văn phòng? Kingsoft Office, Libre Office đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Có bạn hỏi: Microsoft Office 2013 tốt hơn nhiều so với mấy bộ office kia chứ? Ẹc, vậy mình xin trả lời thế này: Nó tốt hay không không quan trọng bằng mọi người có dùng nó hay không. Công ti, văn phòng, trường học vẫn dùng office 2003 - 2007 là chủ yếu, bởi chuyển lên MS Office 2013 phát sinh rất nhiều rắc rối, và như thế thì Libre, Kingsoft thừa sức đáp ứng được nhu cầu của dân văn phòng. Nếu như MS Office 2013 có lên ngôi thì theo phản xạ có điều kiện, một bộ office mới cho Linux cũng sẽ xuất hiện nên ko lo nhé.
- Nghe nhạc, xem phim? >>> VLC media player!
- Xử lí ảnh: bạn có GIMP - trình chỉnh sửa ảnh đa nền tảng, và Krita - trình chỉnh sửa ảnh hàng đầu cho KDE. Bạn tiếp tục thắc mắc "chúng tuổi gì với Photoshop" thì mình lại bày tỏ quan điểm tiếp nhé: Hơn hay thua thì ảnh hưởng gì, bởi ta chả bao giờ dùng hết tính năng của một phần mềm. Xài làm sao để đáp ứng được nhu cầu bản thân là ok thôi, đâu phải dùng một phần mềm đồ sộ có những tính năng mà ta sẽ không bao giờ dùng đến? Dùng GIMP, Krita mà biết khai thác mọi tính năng của nó còn hơn dùng Photoshop mà không crop nổi cái ảnh. Thế nhé.
- Chơi game: Hai chữ thôi: Steam và Wine (wine chạy app hay bị lỗi nhưng chạy game thì rất nuột).
- Phần mềm chuyên môn: Có một số chuyên môn mà Linux không đáp ứng được nhưng mà tiếc là... Linux được thiết kế không phải cho các ngành nghề đấy Trong khi đó, có rất rất rất nhiều thứ mà mãi mãi chỉ có Linux mới có mà thôi!!!
DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT KUBUNTU 14.04
Download Kubuntu 14.04 LTS: 32-bit (Direct Link) | 64-bit (Direct Link) | 32-bit (Torrent) | 64-bit (Torrent)
Checksum: MD5 Checksum | Sha1 Checksum | Sha256 Checksum
Download công cụ tích hợp bộ cài Kubuntu vào USB:
- Cho Windows: Universal USB Installer
- Cho Linux: Unetbootin
>>> Chuẩn bị sẵn 1 USB 2 GB, download file cài đặt Kubuntu 14.04 và công cụ tích hợp về, chạy công cụ để tích hợp bộ cài Kubuntu vào USB. Như vậy ta đã có một chiếc USB cài đặt Kubuntu 14.04.
*) Tóm tắt cách cài đặt Kubuntu 14.04:
Do tài liệu trên mạng có rất đầy đủ rồi nên trong topic này mình chỉ tóm tắt lại các ý chính thôi, nếu các bạn thấy vướng ở bước nào vui lòng đặt câu hỏi để được giải thích cụ thể, hoặc vào topic sau để xem hướng dẫn chi tiết:
>>> [Hướng dẫn & Giải đáp] Các vấn đề về cài đặt Linux
1. Trước khi cài đặt, bạn phải tạo 3 phân vùng trên đĩa cứng của bạn:
- 1 phân vùng Swap làm RAM ảo cho Linux, nếu RAM <=2 GB thì nên để phân vùng Swap khoảng 4 GB, nếu RAM >=4 GB thì không cần phân vùng này.
- 2 phân vùng Ext4, một phân vùng lưu trữ tệp tin hệ thống (phân vùng /, đọc là root), nên để khoảng 10 - 20 GB, một phân vùng lưu trữ thiết lập cá nhân, dữ liệu người dùng, thiết lập chương trình,... (phân vùng /home), nên để gấp 4 lần phân vùng lưu trữ tệp tin hệ thống
Sử dụng công cụ MiniTool Partition Wizard để tạo các phân vùng cần thiết.
2. Đưa USB đã tích hợp sẵn Kubuntu vào máy, khởi động lại máy từ USB và khởi động trình cài đặt Kubuntu 14.04.
3. Điền các thông tin cần thiết, trong đó có chúng ta cần chú ý tới việc lựa chọn phân vùng cài đặt. Khi cài đặt, nếu máy bạn đã cài sẵn 1-2 hệ điều hành trước đó, Kubuntu sẽ hỏi ta muốn cài kiểu gì, bạn cứ chọn Others, hoặc Something Else để chuyển đến màn hình lựa chọn phân vùng cài đặt. Trong đây các bạn thiết lập cài đặt cho 3 phân vùng đã chuẩn bị trước đó:
- Phân vùng Swap bạn chọn Use as swap area.
- Phân vùng / bạn chọn Use as Ext4 Jouraling file system, đặt mount point là / (root), nên chọn format.
- Phân vùng /home bạn chọn Use as Ext4 Jouraling file system, mount point đặt là /home.
4. Chờ quá trình cài đặt hoàn tất, sau khi Kubuntu được cài đặt xong, bạn khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cài đặt. Kubuntu thật tuyệt vời khi nó được cài đặt liên tục và không phải restart giữa chừng!
>>> [Hướng dẫn & Giải đáp] Các vấn đề về cài đặt Linux
1. Trước khi cài đặt, bạn phải tạo 3 phân vùng trên đĩa cứng của bạn:
- 1 phân vùng Swap làm RAM ảo cho Linux, nếu RAM <=2 GB thì nên để phân vùng Swap khoảng 4 GB, nếu RAM >=4 GB thì không cần phân vùng này.
- 2 phân vùng Ext4, một phân vùng lưu trữ tệp tin hệ thống (phân vùng /, đọc là root), nên để khoảng 10 - 20 GB, một phân vùng lưu trữ thiết lập cá nhân, dữ liệu người dùng, thiết lập chương trình,... (phân vùng /home), nên để gấp 4 lần phân vùng lưu trữ tệp tin hệ thống
Sử dụng công cụ MiniTool Partition Wizard để tạo các phân vùng cần thiết.
2. Đưa USB đã tích hợp sẵn Kubuntu vào máy, khởi động lại máy từ USB và khởi động trình cài đặt Kubuntu 14.04.
3. Điền các thông tin cần thiết, trong đó có chúng ta cần chú ý tới việc lựa chọn phân vùng cài đặt. Khi cài đặt, nếu máy bạn đã cài sẵn 1-2 hệ điều hành trước đó, Kubuntu sẽ hỏi ta muốn cài kiểu gì, bạn cứ chọn Others, hoặc Something Else để chuyển đến màn hình lựa chọn phân vùng cài đặt. Trong đây các bạn thiết lập cài đặt cho 3 phân vùng đã chuẩn bị trước đó:
- Phân vùng Swap bạn chọn Use as swap area.
- Phân vùng / bạn chọn Use as Ext4 Jouraling file system, đặt mount point là / (root), nên chọn format.
- Phân vùng /home bạn chọn Use as Ext4 Jouraling file system, mount point đặt là /home.
4. Chờ quá trình cài đặt hoàn tất, sau khi Kubuntu được cài đặt xong, bạn khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cài đặt. Kubuntu thật tuyệt vời khi nó được cài đặt liên tục và không phải restart giữa chừng!
*) Chuyển đổi từ Ubuntu sang Kubuntu mà không cần cài đặt lại Kubuntu:
Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi nhanh từ Ubuntu sang Kubuntu mà không muốn mất công cài lại Kubuntu thì bạn có thể thực hiện cách đơn giản sau để chuyển đổi cực nhanh từ Ubuntu sang Kubuntu (nói thế thôi chứ lâu lắm đấy):
Sau khi cài xong thì khởi động lại máy, đến login screen bạn hãy chọn KDE Plasma Workspace rồi đăng nhập bình thường, vậy là ta đã có Kubuntu, rất nhanh đúng không các bạn?
Note:
- Nếu bạn cài Kubuntu kiểu này thì cái giao diện Unity sẵn có của Ubuntu sẽ bị lỗi do xung đột với KDE, nên khuyến cáo chỉ thực hiện cách này khi bạn muốn đổi hẳn sang Kubuntu, còn nếu muốn dùng song song Ubuntu và Kubuntu thì không nên.
- Sau khi cài xong cái Login Screen mặc định vẫn là của Unity, nếu muốn sử dụng login screen của KDE thì cài thêm gói KDM:Trong quá trình cài đặt nó hỏi dùng login screen nào làm mặc định thì chọn kdm, đừng chọn lightdm.
Code:
### Add Kubuntu PPA:
sudo add-apt-repository ppa:kubuntu-ppa/backports
### Update System:
sudo apt-get update
### Install Kubuntu:
sudo apt-get install kubuntu-desktop
Note:
- Nếu bạn cài Kubuntu kiểu này thì cái giao diện Unity sẵn có của Ubuntu sẽ bị lỗi do xung đột với KDE, nên khuyến cáo chỉ thực hiện cách này khi bạn muốn đổi hẳn sang Kubuntu, còn nếu muốn dùng song song Ubuntu và Kubuntu thì không nên.
- Sau khi cài xong cái Login Screen mặc định vẫn là của Unity, nếu muốn sử dụng login screen của KDE thì cài thêm gói KDM:
Code:
sudo apt-get install kdm
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI CÀI KUBUNTU 14.04
Những việc sau các bạn nên làm ngay và luôn:
1. Cập nhật, nâng cấp hệ thống & phần mềm:
Hệ thống cập nhật của Kubuntu quản lí tất cả các phần mềm của bạn, nên thay vì phải cập nhật thủ công cho từng phần mềm, bạn có thể vừa cập nhật hệ thống, vừa cập nhật phần mềm cho Kubuntu cùng một lúc luôn, rất nhanh và tiện lợi.
Code:
sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade
2. Fix Render Font:
Sau khi cài Kubuntu các bạn có thể bị hiện tượng chữ nhảy lên xuống và không được mượt, các bạn khắc phục như sau: Vào System Settings > Application Appearance> Fonts:
+ Chọn Adjust All Fonts > Đổi Font thành Droid Sans [unknown]
+ Mục Anti-aliasing: Chọn Enabled
+ Chọn mục Configure > Hinting Style > Slight
+ Restart máy để hoàn tất.
Ngoài ra nên cài đủ các font thông dụng để tiện việc đọc web, đọc văn bản (xem bên dưới)
+ Chọn Adjust All Fonts > Đổi Font thành Droid Sans [unknown]
+ Mục Anti-aliasing: Chọn Enabled
+ Chọn mục Configure > Hinting Style > Slight
+ Restart máy để hoàn tất.
Ngoài ra nên cài đủ các font thông dụng để tiện việc đọc web, đọc văn bản (xem bên dưới)
3. Cài đầy đủ Font:
Kubuntu mặc định chưa được cài đặt sẵn các font thông dụng mà chúng ta vẫn thường sử dụng (Arial, Times New Roman), chúng ta cần cài đầy đủ để tiện cho việc đọc web, đọc văn bản cũng như soạn thảo.
Download các bộ Font thông dụng tại đây: All Font TCVN | All Font VNI | All Font Unicode
Download các font Wingdings và Webdings tại đây: Font Windings 1/ 2/ 3 - Webdings
Để cài thì giải nén bộ font đã tải, vào thư mục Home, tạo một folder là .fonts, chép tất cả các file ttf vào là xong.
Download các bộ Font thông dụng tại đây: All Font TCVN | All Font VNI | All Font Unicode
Download các font Wingdings và Webdings tại đây: Font Windings 1/ 2/ 3 - Webdings
Để cài thì giải nén bộ font đã tải, vào thư mục Home, tạo một folder là .fonts, chép tất cả các file ttf vào là xong.
4. Tắt splash-screen khi đăng nhập:
5. Bật Double-Click trong Dolphin:
Dolphin là trình quản lí file mặc định của Kubuntu. Mặc định để mở một tệp tin hoặc thư mục trong dolphin, chúng ta chỉ cần click một lần, thay vi double-click. Nhưng nếu bạn đã quen với cách duyệt file kiểu double-click trong các trình quản lí file khác, bạn có thể bật tính năng double-click trong Dolphin.
Mở Dolphin > Control > Configure Dolphin > Navigation > Double-click to open files and folders > OK.
Mở Dolphin > Control > Configure Dolphin > Navigation > Double-click to open files and folders > OK.
6. Cài đặt Driver:
Kubuntu đã được tích hợp sẵn tất cả các driver cần thiết cho thiết bị phần cứng của bạn, nhưng chúng hầu hết là driver mã nguồn mở. Trong một số trường hợp, bạn cần cài Driver của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu năng tốt nhất. Trường hợp điển hình là driver card rời.
Vào System Settings > Driver Manager > Chọn Driver ưng ý > Apply. Restart lại máy để hoàn tất.
Vào System Settings > Driver Manager > Chọn Driver ưng ý > Apply. Restart lại máy để hoàn tất.
7. Cài các phần mềm quan trọng (trình giải nén, quản lí package):
- Trình giải nén file: Để giải nén tệp tin *.7z và *.rar bạn cần cài thêm các gói p7zip, p7zip-rar, p7zip-full và unrar:
- Synaptic Package Manager: Đây là công cụ quản lí các gói cài đặt trong linux, một phần mềm không thể thiếu trong Kubuntu:
Code:
sudo apt-get install p7zip p7zip-rar p7zip-full unrar
Code:
sudo apt-get install synaptic
Tạm thời như thế đã nhể, ai có nhu cầu hướng dẫn thêm cái gì vui lòng comment nhá.
KHÁM PHÁ GIAO DIỆN KUBUNTU 14.04
Cài xong rồi mà ko khám phá thì phí Cùng điểm qua giao diện Kubuntu 14.04 nhé:
Trước tiên là Desktop của Kubuntu (hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ ):
Bạn có thể thấy các Widget, đây là những thanh công cụ nhỏ như lịch, đồng hồ, máy tính,... Chúng giúp bạn trang điểm cho desktop của mình, cũng như xử lí một số tác vụ đơn giản. Ngoài ra, các icon không được đặt trực tiếp lên desktop mà nằm trong một Widget có tên là Folder.
Khi di chuột tới một Widget, một thanh công cụ sẽ hiện ra, cho phép bạn tùy chỉnh kích cỡ, thiết lập, hoặc tắt Widget.
Một thanh Panel được đặt mặc định ở dưới cùng của desktop. Panel có chức năng tương đương Taskbar trong Windows, giúp bạn quản lí tác vụ đang chạy, quản lí ứng dụng chạy ngầm, xem đồng hồ,... Đặc biệt, thanh Panel có khả năng tùy biến rất mạnh, mình sẽ giới thiệu trong các phần tiếp theo.
Ở ngay đầu thanh Panel là biểu tượng Kickoff Application Launcher, đây là một menu tác vụ mà có lẽ bạn sẽ sử dụng rất nhiều, nó giúp chúng ta tìm kiếm nhanh và duyệt các ứng dụng đã được cài đặt trong máy.
Trên Desktop có 2 Toolbox, một toolbox (ở góc trên bên phải) sẽ giúp bạn thiết lập Desktop, một toolbox (ở góc dưới bên phải) giúp bạn thiết lập Panel. Hãy khám phá các thiết lập này nhé!
Thông điệp gửi đến các bạn yêu Linux: Linux là hệ điều hành đem lại cho bạn trải nghiệm hết sức mới lạ và thú vị, cho dù có phải cạnh tranh dữ dội đến đâu với Mac và Windows, nó vẫn bền bỉ tồn tại và phát triển không ngừng. Tuy nhiên để Linux thực sự phổ biến tới người sử dụng thì có lẽ cần phải đợi một thời gian khá dài... Nếu các bạn có niềm đam mê với Linux thì hãy cùng mình chung tay góp sức đưa Linux đến gần hơn với người sử dụng nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét