Bitdefender không làm chậm máy tính như người ta tưởng

Vì box Bitdefender khá vắng khách so với các Box về AV khác nên mình post bài này nhằm cải thiện số lượng người dùng cho Bitdefender.

Vậy tại sao người ta ít xài Bitdefender so với các AV khác trong khi nó lại tốt hơn nhiều, nguyên nhân đơn giản là 1 chữ "NẶNG".

Vậy NẶNG ở đây là gì ? là chiếm RAM, là chiếm CPU khi hoạt động. Thực tế không phải vậy, Bitdefender khi khởi động với Windows đúng là chiếm hơi nhiều RAM để nạp các mô đun và CSDL (CSDL về virus của Bit là lớn nhất hiện nay) nhưng chỉ 1 hay 2 phút sau thì lượng RAM mà Bitdefender chiếm dụng dần giảm xuống và chỉ chiếm tầm 25 MB mà thôi.

Đó là những gì mình đã dùng bản Bitdefender 2009 và trải nghiệm, bây giờ hãy xem bài viết của Bitdefender VN thanh minh.

BitDefender làm chậm máy?

Lâu nay đã có một số ý kiến cho rằng BitDefender hiệu quả cao nhưng nặng máy và không phù hợp cho những máy cấu hình thấp. Nhất là sau khi PC Word Mỹ đăng nhầm thông tin (124% CPU thay vì 12,4%) khi thử BitDefender 10 cho Windows Vista, đến nay thời gian đã qua nhiều nhưng ấn tượng này hầu như vấn vấn vương. Vậy thực hư ra sao thì chúng ta hãy phân tích từng khía cạnh để người dùng phán xét.


BitDefender chiếm bao nhiêu tài nguyên:

Các process của BitDefender 2009 bao gồm hạt nhân “seccenter.exe” chiếm tối đa 25 MB (tùy thể loại), mắt thần “bdagent.exe” chiếm 1,4 MB, lá chắn virus “vsserv.exe” chiếm 2.5 MB, cập nhật server “liversrv.exe” chiếm 2.6 MB, tổng cộng từ 19.5 MB đến tối đa là 31,5 MB, còn khi quét virus thì “uiscan.exe” chiếm 12.5 MB nhưng thực tế thì so với bình thường nó chỉ chiếm thêm 5 MB thôi vì nó tự động giảm bộ nhớ của các bộ phận khác. Muốn đo được mức độ chiếm CPU thì phải có công cụ chính xác, nhưng đối với một máy tính Celeron bình thường thì BitDefender chiếm dưới 1% CPU. 

Trên thực tế còn nhiều người vẫn dùng máy Celeron thế hệ cũ với 128MB RAM mà BitDefender vẫn có thể bảo vệ được. Còn đối với máy tình chạy Windows XP với bộ nhớ 512 MB thì không thể cảm giác được sự khác nhau về tốc độ khi có hay không có BitDefender.

Nhưng tại sao lại nặng máy khi có BitDefender và cách khắc phục:

1. Bệnh tâm lý: do những tiềm thức vương vấn hoặc chịu ảnh hưởng của “rỉ tai” mà bất cứ lúc nào máy nó ỳ ra vì một lý do nào đó đều được coi là tại BitDefender. Bạn hãy khắc phục bằng cách bình tĩnh sử dụng và theo dõi một cách khách quan.

2. Windows hoặc/và BitDefender không có bản quyền: đây là bệnh xã hội mà BitDefender bị vạ lây. Windows không bản quyền có nhiều lỗi và thiếu nhiều miếng vá (nhất là bản ghost) chưa kể đến việc có mang mã độc kèm theo. BitDefender crack chỉ là một đồ trang sức có hiệu quả nửa chừng, gây hại nhiều hơn lợi trong khi người dùng thỏa mãn với việc lừa được nhà cung cấp mà đâu biết người cung cấp bản crack lại là lừa đảo chuyên nghiệp... Điều đáng ngạc nhiên nhất là cả một số báo chí chuyên ngành (ECHIP...) vẫn đi tuyên truyền cho thể loại này.

3. Cài BitDefender khi máy đã bị nhiễm virus nặng: BitDefender có cơ chế cô lập hoặc kìm *** hoạt động của virus nếu nó đã nhiễm vào file hệ thống (trường hợp không thể diệt được), vì vậy làm cho hệ thống chạy chậm hẳn lại. Một số virus còn làm cho máy treo sau khi cài BitDefender. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng BitDefender scan-online hoặc đĩa rescue CD quét trước khi cài hoặc xử lý triệt để sau khi cài. Nhưng cách tốt nhất là cài BitDefender (hoặc bất kỳ một antivirus có lá chắn) có bản quyền ngay sau khi cài Windows sạch vì bao giờ “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”.

4. Cài BitDefender cùng với antivirus khác: Những antivirus mạnh cỡ quốc tế có chung một vùng hoạt động nên không thể đồng thời chung sống, chúng lại rất dai dẳng để chống virus nên có uninstall rồi nó vẫn còn “agent” trong máy. Chính agent đó và BitDefender kìm *** lẫn nhau nên máy chạy ỳ ạch. Vì vậy nếu bạn đã có một antivirus khác thì cần tháo gỡ triệt để nên hãy tìm “uninstall tool” của sản phẩm đó (hoặc của Microsoft) gỡ bỏ hoàn toàn rồi mới cái BitDefender để khỏi bị oan gia.

5. Tắt lá chắn hoặc lỗi hệ điều hành để virus xâm nhập: BitDefender được mênh danh là “Cài rồi quên” nhưng không có nghĩa là phó mặc cho nó mà phải thường xuyên theo dõi xem nó có được kích hoạt không hoặc nó có bị lỗi gì không. Khi thấy bất cứ hiện tượng nào bất thường, cần xem sách hướng dẫn để xử lý kịp thời.

6. Để quét file quá lớn: nếu trong máy của bạn có file quá lớn (ví dụ như CSDL thì không cần thiết phải quét) thì bạn hãy đưa những file hoặc extension đó và danh sách loại trừ.

7. Chưa tối ưu hóa cấu hình: BitDefender có rất nhiều chức năng vượt trội nhưng khác với nhiều loại antivirus, BitDefender để cấu hình mặc định cho việc an toàn tối đa nên kích hoạt gần hết các chức năng, bạn có thể bỏ bớt những chức năng không cần đến.

Trên đây là những ý kiến giải oan cho dũng sĩ hàng đầu thế giới, điều quan trọng nhất là nên tôn trọng bản quyền và bạn sẽ thấy BitDefender với nhiều chức năng mạnh mẽ như vậy mà nhẹ như thế cũng là hiếm có đấy.

Chúc các bạn luôn an toàn.
                                                                                              nguồn vn-zoom
Share on Google Plus

About thanh

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

cắt mí mắt