- 5 lầm tưởng về bảo mật WiFi - Phần 1
- 5 lầm tưởng về bảo mật WiFi - Phần 2
- 5 lầm tưởng về bảo mật WiFi - Phần 3
- 5 lầm tưởng về bảo mật WiFi - Phần 4
- 5 lầm tưởng về bảo mật WiFi - Phần 5
Dù rằng trong thực tế có rất nhiều công nghệ/phương pháp tiếp cận khác nhau để giải quyết các vấn đề về bảo mật, nhưng đó thường là công việc của các kỹ sư, những người thiết kế hệ thống và mạng.
Ở vị thế người dùng cuối, thứ đầu tiên và cuối mà chúng ta nên quan tâm là cơ chế mã hóa. Và khi nói đến mã hóa, điều đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ đến trong giai đoạn này là : dừng ngay việc sử dụng chuẩn WEP
(Wired Equivalent Privacy) cũ kỹ lại!
Nếu bạn là người chậm cập nhật đến mức tới giờ vẫn đang sử dụng WEP trên các router của mình và bây giờ mới bắt đầu lật đật chuyển sang chuẩn mới hơn WPA (WiFi Protected Access) thì xin báo tiếp một tin buồn: bạn vẫn chậm hơn 10 năm so với thế giới.
Ở vị thế người dùng cuối, thứ đầu tiên và cuối mà chúng ta nên quan tâm là cơ chế mã hóa. Và khi nói đến mã hóa, điều đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ đến trong giai đoạn này là : dừng ngay việc sử dụng chuẩn WEP
(Wired Equivalent Privacy) cũ kỹ lại!
Nếu bạn là người chậm cập nhật đến mức tới giờ vẫn đang sử dụng WEP trên các router của mình và bây giờ mới bắt đầu lật đật chuyển sang chuẩn mới hơn WPA (WiFi Protected Access) thì xin báo tiếp một tin buồn: bạn vẫn chậm hơn 10 năm so với thế giới.
WPA2 đã ra đời và thay thế WPA được 10 năm trời, nếu thiết bị của nhà bạn hiện vẫn chỉ có tùy chọn mã hóa WPA thì nghiêm túc mà nói, đã đến lúc thay thế chúng nếu bạn lo ngại đến việc bảo mật dữ liệu của mình.
Cả WPA và WPA2 đều có hai chế độ hoạt động khác nhau: Personal (hay PSK - Pre-Shared Key) và Enterprise (hay RADIUS - Remote Authentication Dial In User Server).
Như cái tên cho thấy, với nhu cầu gia đình ta chủ yếu sử dụng mã hóa ở chế độ Personal, hoạt động dựa trên một đoạn mã được chia sẽ sẵn giữa các người dùng – mà ở đây chính là mật khẩu truy cập mạng Wifi của bạn.
Hãy luôn chú ý các quy tắc đặt mật khẩu, tránh các cụm từ dễ đoán và sử dụng kết hợp chữ cái in hoa, chữ cái thường, số và kí tự đặc biệt.
Nghe thì đáng buồn, nhưng tại Việt Nam ta có thể thường xuyên bắt gặp các mạng Wifi gia đình với mật khẩu dạng 123456789, abcdef hay “tên mạng + năm”.
Việc xâm nhập lấy trộm hay phá hoại dữ liệu trên các máy tính kết nối với các mạng này thực chất không hề đòi hỏi kiến thức gì quá cao siêu, vì chủ nhân của nó đã tự động mở cánh cửa quan trọng nhất cho kẻ xâm
nhập rồi.
Một chức năng khác thường được tích hợp trên các router Wifi là nút WPS (Wifi Protected Setup). Công nghệ này cho phép một thiết bị kết nối vào mạng được mã hóa theo chuẩn WPA2 bằng cách nhấn nút WPS trên router và một nút khác trên thiết bị đó (thường là thông qua phần mềm, nếu như
thiết bị đó có hỗ trợ WPS).
Như cái tên cho thấy, với nhu cầu gia đình ta chủ yếu sử dụng mã hóa ở chế độ Personal, hoạt động dựa trên một đoạn mã được chia sẽ sẵn giữa các người dùng – mà ở đây chính là mật khẩu truy cập mạng Wifi của bạn.
Hãy luôn chú ý các quy tắc đặt mật khẩu, tránh các cụm từ dễ đoán và sử dụng kết hợp chữ cái in hoa, chữ cái thường, số và kí tự đặc biệt.
Nghe thì đáng buồn, nhưng tại Việt Nam ta có thể thường xuyên bắt gặp các mạng Wifi gia đình với mật khẩu dạng 123456789, abcdef hay “tên mạng + năm”.
Việc xâm nhập lấy trộm hay phá hoại dữ liệu trên các máy tính kết nối với các mạng này thực chất không hề đòi hỏi kiến thức gì quá cao siêu, vì chủ nhân của nó đã tự động mở cánh cửa quan trọng nhất cho kẻ xâm
nhập rồi.
Một chức năng khác thường được tích hợp trên các router Wifi là nút WPS (Wifi Protected Setup). Công nghệ này cho phép một thiết bị kết nối vào mạng được mã hóa theo chuẩn WPA2 bằng cách nhấn nút WPS trên router và một nút khác trên thiết bị đó (thường là thông qua phần mềm, nếu như
thiết bị đó có hỗ trợ WPS).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét