Các chuyên gia bảo mật từ Kaspersky Lab cũng đã thống kê danh sách các mối đe dọa chủ chốt trên internet năm 2013 trên trang SecureList. Dưới đây mười sự kiện an ninh mạng quan trọng của năm 2013 phần 2, tiếp theo phần 1 trước đó, bao gồm các vấn đề liên quan đến tiền tệ, tài khoản trực tuyến, con số về sự tấn công....
6. Hệ thống tiền tệ mã hóa
Khái niệm Bitcoin đã được giới thiệu trong năm 2009, nhưng vào năm 2013 hệ thống tiền tệ mã hóa đã phát triển và vượt bậc đáng kể trong tỷ giá hối đoái. Đầu năm 2013, một Bitcoin trị giá 13 USD, tháng tư nó đã lên đến 260 USD và tăng vọt đến mức không thể ngờ là 1000 USD /1 BitCoin ở thời điểm hiện nay. Bitcoin có giá trị như một hệ thống thanh toán được phân cấp mạnh mẽ và ẩn danh người tham gia. Chính vì vậy không khó hiểu khi nó rất phổ biến trong giới tội phạm và là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tấn công, từ vi phạm an ninh trong dịch vụ thanh toán Bitcoin tới các hành vi trộm cắp thực tế từ người dùng.
7 . Các cuộc tấn công nhằm vào dịch vụ ngân hàng trực tuyến
Các mối đe dọa chính cho tài khoản ngân hàng của người dùng trong những năm gần đây đã được xác định chủ yếu là nhắm đến việc xác nhận qua tin nhắn SMS, nghĩa là, trojans điện thoại di động và trojan máy tính được liên kết để tấn công người dùng. Trong năm 2013, các phần mềm độc hại trong ứng dụng điện thoại di động có thể tấn công các dịch vụ ngân hàng mà không cần đến những phương tiện trung gian khác đã phổ biến hơn. Hoạt động của mã độc nhiều vô kể như trộm thông tin thẻ tín dụng, chuyển tiền trái phép từ thẻ tín dụng có kết nối với tài khoản smartphone và thiết bị khác. Trojan cũng có khả năng xem số dư tài khoản bị ảnh hưởng để đạt được hiệu quả đánh cắp cao hơn.
8 . Con số “tuyệt đẹp” về sự cố an ninh mạng
10 sự kiện an ninh mạng đáng nhớ trong năm 2013 (phần 2)
Nếu bạn nghĩ bạn chưa phải là nạn nhân của một vụ tấn công mạng nào đó trong năm 2013, có thể là nhờ phần mềm bảo mật diệt virus của bạn. Các số liệu thống kê xác nhận rằng cơ hội để tránh bất hạnh bị tấn công khá thấp, vì có 5 tỷ vụ tấn công mạng được ghi nhận trong suốt cả năm. Con số 315.000 mẫu phần mềm độc hại mới là mức trung bình hàng ngày cho Kaspersky Lab năm 2013.
9 . Những trang web nguy hiểm
Mỹ và Nga là hai nước đứng đầu trong top các nước có máy chủ bị nhiễm mã độc lần lượt là 25,5% và 19,4 %. Đức và Hà Lan, mỗi nước 12%, các nước khác từ 3,5% trở xuống. Việt Nam hiện nay được xếp hạng trong top 10 của thế giới, trong khi Trung Quốc chuyển từ vị trí thứ 8 đến vị trí 21 trong bảng xếp hạng nhờ vào sự quản lý các tiêu chí đăng kí tên miền và dịch vụ lưu trữ rất nghiêm ngặt áp đặt bởi chính phủ Trung Quốc, chuyên gia bảo mật Christian Funk và Maria Garnaeva của Kaspersky Lab cho biết. Công dân mạng của Nga , Áo và Đức, cũng như một số CIS và các nước châu Á được cho là phải tiếp xúc với nguy cơ tấn công cao nhất. Cộng hòa Séc, Slovakia và Singapore có rủi ro thấp nhất. Các phương pháp tấn công được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm các kỹ thuật khai thác lỗ hổng Java và mạng xã hội. Tài khoản java hơn 90% là bị tích cực khai thác các lỗ hổng bảo mật
10 . Liên kết yếu nhất là gì?
Con người chính là một hằng số luôn thay đổi trong thế giới an ninh mạng. Họ dễ bị lừa bằng thủ đoạn đánh vào yếu tố mạng xã hội trong các cuộc tấn công có chủ đích, sử dụng các kho ứng dụng không đáng tin cậy trên thiết bị di động, không chú ý đến thanh địa chỉ và các thông tin đầu vào thẻ tín dụng của mình trên trang web lừa đảo. Và người dùng thường xuyên sử dụng mật khẩu 12345 để truy cập vào các tài khoản trực tuyến. Chỉ có ý thức tự bản vệ của chính người dùng mới có thể khiến cho những kết nối cải thiện sự an toàn hơn mà thôi.
Theo Kaspersky Blog
0 nhận xét:
Đăng nhận xét